Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

[ZH] Mẫu giấy tập viết Hán Tự

Bạn cần luyện viết chữ nhưng chán vở ô ly hoặc vở kẻ ngang hoặc không mua được vở tập viết, thì có thể tải mẫu giấy (cỡ A4) ở link sau về in ra dùng tạm.
https://app.box.com/s/hp4spw1oh0s1biuz8b6pupexckv2r7dt
Chúc các bạn luyện viết vui vẻ.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

[EN] Liaison - Nối âm trong tiếng Anh

Nối âm trong tiếng Anh

Lưu ý: Khi nói đến "nguyên âm", "phụ âm" trong bài viết, ngầm hiểu là "âm" trong phiên âm chứ không phải "chữ cái". Ví dụ: từ FAMILY có phiên âm là /ˈfæməli/ thì âm ở đây là /f/, /æ/, /m/, /ə/, /l/, /i/ chứ không phải là F,A,M,I,L,Y.

I. Phụ âm cuối của từ trước và nguyên âm đầu tiên của từ sau:

Đẩy phụ âm cuối cùng ra vị trí đầu tiên của từ phía sau khi đọc. Ví dụ:
fill out: [ˈfɪl ˈaʊt] à [ˈfɪ ˈlaʊt]
come on: [ˈkʌm ɑːn] à [ˈkʌ mɑːn]
Được phép ghép khi viết tắt và đọc số:
SA: [eks eɪ] à [ek seɪ]
568: [ˈfaɪv ˈsɪks ˈeɪt] à [ˈfaɪf ˈsɪk ˈseɪt] (* điểm lạ nói sau)
Lưu ý khi nối âm /r/ ở cuối: Trong tiếng Anh, một số vùng thì người ta bỏ không đọc âm /r/ ở cuối khi đọc đơn lẻ từng từ (ví dụ: car, far,…) tuy nhiên khi ghép vào câu mà nối được thì người ra vẫn đọc /r/ ra sau. Ví dụ:
far away: [ˈfɑː(r) əˈweɪ] à  [ˈfɑː rə’weɪ]
Chú ý một số từ không có mặt chữ cái R nhưng vẫn phải được xen /r/ vào. Những từ này thường có nguyên âm kết thúc là /ə/, /ɑː/, /ɔː/. Nếu theo quy tắc này thì ví dụ ở bên trên hoàn toàn giải thích được. Xem tiếp ví dụ sau:
The idea of it: [ði aɪˈdiːə əv ˈɪt] à [ði aɪˈdiːər əv ˈɪt] à [ði aɪˈdiːə rə ˈvɪt]
law and order: [ˈlɑː ənd ˈɔːrdər] à [ˈlɑː rən ˈnɔːrdər]

II. Phụ âm cuối của từ trước và phụ âm đầu của từ sau:

2 phụ âm sẽ có xu hướng trộn lẫn (nuốt) vào nhau nếu ở cùng 1 nhóm. Có 3 nhóm chính:

 

Âm môi

Âm sau răng

Âm vòm

Vô thanh

/p/

/f/

/t/

/tʃ/

/s/

/ʃ/

/k/

/h/

Hữu thanh

/b/

/v/

/d/

/dʒ/

/z/

/ʒ/

/g/

/ŋ/

/-r/

Theo bảng thì chúng sẽ chuyển theo thứ tự từ trên xuống. Ví dụ:
I just do my job. [$ dʒəst duː $] à [$ dʒəs duː $]
Lưu ý: Khi một từ kết thúc bởi 1 phụ âm hữu thanh mà nó không nối ra sau, thì phải biến nó từ hữu thanh thành vô thanh.
I have to go. [ˈaɪ hæv tə ˈɡoʊ] à [ˈaɪ hæf tə ˈɡoʊ]
Nhưng khi một từ kết thúc bởi 1 phụ âm vô thanh mà được nối ra sau thì nó phải được chuyển thành hữu thanh trước khi nối.
If I were you [ˈɪf ˈaɪ wər ju:] à  [ˈɪ ˈvaɪ wər ju:]
Nếu phụ âm trước và phụ âm sau mà giống nhau thì gộp chung lại.

III. Nguyên âm cuối của từ trước và nguyên âm đầu của từ sau:

Khi 2 nguyên âm đứng cạnh nhau trong trường hợp này, cần 1 âm đệm giữa chúng. Có 2 âm đệm được sử dụng là /j//w/. Khi nguyên âm cuối của từ trước là một nguyên âm tròn môi (aʊ, oʊ, ɒ, ʊ, u, uː) thì đệm [w] vào giữa. Còn lại phần lớn ta đệm [j] vào giữa (chú ý không trùng mấy cái ở mục I và mục IV). Ví dụ:
USA: [ˈjuː ˈes eɪ] à [ˈjuː ˈwe ˈseɪ]
The other: [ði ˈʌðər] à [ði ˈjʌðər]
Lưu ý: Trường hợp này không bắt buộc khắt khe. Thích thì đệm không thích thì thôi :D

IV. Một vài trường hợp biến âm đặc biệt khác

/t/ + /j/ à /tʃ/
Can’t you?: [ˈkænt ju:] à [ˈkænu:]
/d/ + /j/ à /dʒ/
Would you: [ˈwʊd ju:] à [ˈwʊu:]
/z/ + /j/ à /ʒ/
What is your name? [ˈwɑːt iz jər ˈneɪm] à [ˈwɑ di ʒər ˈneɪm]
/s/ + /j/ à /ʃ/
Bless you: [ˈbles ju:] à [ˈBleʃu:]

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

[ES - música] Bailando - Enrique Iglesias ft. Gente de Zona


Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

[ES] El pretérito en español – Thời quá khứ

#4 El pretérito en español – Thời quá khứ.

Tập trung các nội dung:
- Sử dụng thời quá khứ.
- Sử dụng gốc động từ -IR biến đổi và động từ bất quy tắc trong thời quá khứ.
- Sử dụng thời hiện tại và các thời hoàn thành quá khứ.
- Cấu tạo thời quá khứ hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Thời quá khứ và thời quá khứ chưa hoàn thành.
Phần này chúng ta học về thời quá khứ và lúc nào thì dùng thời chưa hoàn thành. Bạn cũng sẽ được học cách nhận biết hiện tại hoàn thành (thừa kế từ thời quá khứ) và quá khứ hoàn thành, lúc nào thì dùng cái nào.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

[ZH] Một số vấn đề về Hán Ngữ: 说 và 告诉


说什么,告诉谁?

Hiện ra / Đóng lại


【Chú ý】Không thể nói:他说我一件事。 [Mẹo: di chuột lên câu tiếng Hoa để hiện phiên âm pinyin]
Vì tân ngữ của “说”“告诉” không giống nhau.
说 + NỘI DUNG。
告诉 + NGƯỜI(+ NỘI DUNG)

Ví dụ, “说”:

1.他说: “我早知道了”. (Hắn nói: "Tôi đã biết từ trước rồi")
2.他说他早知道了. (Hắn nói hắn đã biết trước rồi)
3.他说过这件事. (Hắn đã nói qua chuyện này rồi)
4.请你说一说这两个词的区别. (Xin bạn nói ra sự khác biệt của 2 từ này.)

Ví dụ, “告诉”:

5.他告诉我他早知道了. (Hắn nói với tôi hắn đã biết trước rồi)
6.他告诉我一件事. (Hắn nói cho tôi một chuyện)
7.他告诉过我. (Hắn đã nói qua cho tôi)

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

[ZH] Một số vấn đề về hán ngữ: 意思

“意思”有哪些意思?

意思: ý tứ, ý.
Nguyên văn
【要点提示】“你(他)这是什么意思”是不满意和质问对方的意思。
“意思”这个词在汉语中有很多种意思。

一、语言文字的含义或文章的思想内容。例如:

    1. 请你解释一下这个包子的意思。
    2. 这篇文章的意思你弄懂了没有? 

二、指人的意见。例如:

    3. A: 这件事你问过王厂长了吗?他是什么意思?
        B: 我问过了。王厂长的意思是他不同意这么做。
    4. 我们有跟他们合作的意思,不知道他门是什么意思。 

三、指情趣、情味。例如:

    5. 星期天从早到晚呆在家里,太没意思了。
    6. 这个故事很有意思。 

四、指礼品代表的心愿,可以用ABAB重叠形式,作动词用。例如:

    7. 这是我的一点小意思,请收下吧。
    8. 这件事你想请他帮忙,一定要先给他意思意思。

五、表示事情有某种趋势或苗头。例如:

    9. 才过五月,已经有点儿夏天的意思了。
    10. 我看王强对马兰有意思。(王强暗爱上了马兰) 

六、对对方的言行不理解或不满意的时候,可以说“你(他)这是什么意思”,是一种质问的口气,说的时候重音可以在“这”,或者在“什么”上。请比较下面的例句和例句《3,4》的不同用法。

    11. A: 喂,你到底买不买,别站在这儿影响别人。
          B: 你这是什么意思,看看不可以吗?
    12. A: 医生说要住院先得付两千元。
          B: 他这话是什么意思,总不能见死不救吧。

Lược dịch:

【Chú ý】“你(他)这是什么意思” có ý bất mãn và chất vấn ý kiến đối phương.

[ZH] Một số vấn đề về hán ngữ: người 4 phương.

“北方人”、“南方人”和“东方人”、“西方人”

北, 南, 东, 西: bắc, nam, đông, tây.
Nguyên văn:
一个国家常常可以分成“北方”和“南方”。中国地一样。一般把长江北面的地方叫北方,难免的地方叫南方。因此就有了“北方人”、“南方人”的说法。在其他很多国家,也有“北方人”和“南方人”。但是,我们不能把一个国家里的人分成“东方人”、“西方人”。我们说“东方人”、“西方人”的时候,是另外的意思:中国人,日本人,韩国人……都是东方人;美国人,英国人,法国人……都是西方人。可以把一个国家分成“东部”和“西部”。如:中国东部沿海地区,西部内陆地区。但在中国,没有“东部人”和“西部人”的分别。
Lược dịch:
Mỗi một quốc gia (thường thường là) được phân thành "miền bắc" và "miền nam". Trung quốc cũng như thế. Thường lấy phía bắc sông Trường giang đặt tên là phương bắc, lấy phía nam sông Trường giang đặt là phương nam. Do đó mới có được cách nói "người phương bắc", "người phương nam". Nhưng mà, chúng ta không thể phân thành "người phương đông", "người phương tây".
Lúc chúng ta nói "người phương đông", "người phương tây", là đã nói đến một ý khác: người trung, người nhật, người hàn... đều là người phương đông; người mĩ, người anh, người pháp... là người phương tây.
Có thể chia một quốc gia thành "phía đông" và "phía tây". Như "vùng duyên hải phía đông trung quốc", "vùng nội địa phía tây". Nhưng ở trung quốc, không có phân biệt "người miền đông" và "người miền tây" 
Sưu tầm và lược dịch bởi ngon-ngu.blogspot.com