Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

[ES] El tiempo presente y los verbos – Thời hiện tại và động từ

Bài học tiếng Tây Ban Nha #3
·       Danh từ chủ ngữ và đại từ.
·       Chia động từ -AR.
·       Chia động từ -ER và -IR.
·       Động từ “chiếc giày” và cách sử dụng.
·       Chia động từ của chủ ngữ yo: biến đổi phát âm và bất quy tắc.
·       Chia các động từ bất quy tắc khác.
·       Sử dụng thời hiện tại.
Trong phần này bạn sẽ học cách chia động từ ở hiện tại sao cho nó phù hợp với danh từ chủ ngữ hoặc đại từ. Nghiêm túc học xong phần này bạn có thể nói, đọc, viết một câu hoàn chỉnh trong tiếng TBN.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

[EN] Reported speech – Nói gián tiếp

1. Reporting statements – Tường thuật gián tiếp.

a. Direct speech – Lối nói trực tiếp.
Nếu muốn viết ai đó đã nói gì, cách đơn giản nhất là để nó vào cặp ngoặc kép “…”. Đây gọi là lối nói trực tiếp.
“I really enjoy the meal.”, he said. : “Tôi thực sự thích bữa ăn đó.” – anh ta nói.
Nếu muốn đề cập người nói vào cuối câu, phải đảo thứ tự chủ ngữ và động từ lại.
            “It’s much too cold to swim”, said Frank. : Frank nói “Quá lạnh để đi bơi.”
            “Go back to your room.”, said her mother. : Mẹ cô ta nói “Quay vào phòng con đi.”
b. Indirect speech – Lối nói không gián tiếp.
Nếu tường thuật lại mà không có cặp dấu ngoặc kép, thì đó là lối nói không gián tiếp. Người ta thường làm kiểu này bằng cách thêm that vào trước mệnh đề cần tường thuật.
“I’m tired.”  »  He said (that) he was tired. : Hắn bảo hắn mệt.

[EN] Comparision – So sánh

1. Comparative and superlative adjectives – Tính từ so sánh và tuyệt đối.

Nếu muốn so sánh 2 thứ thì dùng thể so sánh của tính từ, ví dụ: big  »  bigger, interesting  »  more interesting,…
Your car is bigger than mine. : Xe anh lớn hơn xe tôi.
His new book is more interesting than his last one. : Cuốn cách mới của anh ta hấp dẫn hơn cuốn trước.
Nếu muốn nói cái gì đó to hơn, nhanh hơn, hay hơn,…v.v... so với tất cả những thứ còn lại trong nhóm, sử dụng tính từ so sánh tuyệt đối. Ví dụ: big  »  the biggest, interesting  »  the most interesting.
It’s the fastest motorcycle in the world. : Nó là chiếc xe máy nhanh nhất thế giới.
What’s the most delicious food you’ve ever eaten? : Món ăn gì ngon nhất mà bạn đã từng ăn?

[EN] Word order – Sắp xếp từ

Phần này giải quyết 2 cái vấn đề mà người học gặp phải: sắp xếp từ trước danh từ, sắp xếp từ sau động từ.

1. Word order before the noun – Sắp xếp từ trước danh từ.

Cách chính để bổ sung nghĩa cho một danh từ là thêm (các) tính từ vào trước nó. Thêm chúng vào sau a, the, her, their,… , thêm bao nhiêu cũng được nhưng đôi lúc cần phải cẩn thận về thứ tự của nó.
A lovely day : 1 ngày ngọt ngào.
A small round table : 1 bàn tròn nhỏ.
The best student : sinh viên tốt nhất.
Có thể thêm ‘phân từ’ vào trước danh từ, như đuôi –ing hoặc –ed của động từ, nhưng ở đây nó bổ nghĩa cho danh từ.
A crumbling ball : quả bóng méo.
Her smiling face : khuôn mặt tươi cười của cô ta.
A cracked window : cái cửa sổ bị nứt.
The stolen car : chiếc xe bị đánh cắp.

[EN] Determiners and articles – Từ xác định và mạo từ

Từ xác định được sử dụng ngay trước danh từ để ‘định rõ’ đặc tính của danh từ. Khi sử dụng 1 danh từ, có 3 tình trạng có thể xảy ra:

1. Sử dụng danh từ mà không cần từ xác định.

+ Số ít, nếu là danh từ riêng: Vietnam is a tropical country. : VN là đất nước nhiệt đới.
+ Số ít, nếu là danh từ không đếm được: I can hear music. : Tôi có thể nghe nhạc.
+ Số nhiều, nếu là danh từ đếm được: Tigers have black stripes. : Hổ có những vằn đen.

2. Sử dụng danh từ với mạo từ, a/an hoặc the.

[EN] Singular and plural nouns– Danh từ số ít và số nhiều

1. Số nhiều quy chuẩn.

Cách chuyển danh từ từ số ít sang số nhiều là thêm –s vào sau nó.
Egg  »  eggs ; book  »  books.
Danh từ kết thúc là –y thì bỏ -y, thêm –ies sau nó.
University  »  universities ; difficulty  »  difficulties.
Danh từ kết thúc –o, thêm –es sau nó.
Tomato  »  tomatoes ; hero » heroes.

2. Số nhiều bất quy tắc.

[EN] Countable and uncountable nouns – Danh từ đếm được và không đếm được

1. Countable nouns – Danh từ đếm được.

Danh từ mà đếm được nếu người nói cho rằng nó phân biệt rạch ròi thành từng đơn vị, ví dụ: book (sách), egg (trứng), horse (ngựa), university (đại học), hero (anh hùng), tomato (cà chua), potato (khoai tây)...
Như cái tên của nó, danh từ loại này chỉ cái gì thì cái đó phải hoàn toàn đếm được.

2. Uncountable nouns – Danh từ không đếm được.

Danh từ không đếm được nếu người nói cho rằng nó không thể phân biệt thành từng đơn vị, nhưng chỉ là quan niệm cá nhân, ví dụ: butter (bơ), music (âm nhạc), advice (lời khuyên),…
Những danh từ này còn có tên gọi khác là “danh từ khối”, nhưng nó không thể đếm được.

3. Grammatical differences – Khác biệt ngữ pháp.

[EN] Active and passive – Chủ động và bị động

Trong câu The dog chased the cat (Con chó đã đuổi con mèo), động từ chased ở thể chủ động. Nếu đổi ngược lại, The cat was chased by the dog (Con mèo đã bị đuổi bởi con chó), động từ was chased là thể bị động. Thành lập thể bị động rất đơn giản bằng cách dùng động từ be đi kèm theo là động từ chính ở dạng quá khứ phân từ: be + VerbPP. Như vậy ta sẽ có một số ví dụ: attack (tấn công), be attacked (bị tấn công), pay (nộp), be paid (bị nộp), see (thấy), be seen (bị nhìn thấy),… Lưu ý chỉ dùng bị động cho ngoại động từ.

1. When to use an active verb – Lúc dùng động từ chủ động.

Khi chủ ngữ làm gì đó.
She opened the window. : Cô ta mở cửa sổ.

[EN] Conditionals – Điều kiện

Câu điều kiện thường bắt đầu bởi if (nếu, giá như) hoặc unless (trừ khi), và nó thường đi trước mệnh đề chính.
If Jane works hard, she will pass her exam. : Nếu Jane học chăm, cô sẽ qua kì thi.
Mệnh đề điều kiện được dùng trong 2 trường hợp chính.
- Nếu hoàn cảnh có thật và có khả năng xảy ra cao, sử dụng thời hiện tại đơn giản trong mệnh đề điều kiện và will (’ll) hoặc won’t trong mệnh đề chính.
If you wear a coat, you won’t get cold. : Nếu bạn mang áo khoác, bạn sẽ không bị lạnh.
Không nói: If you will wear a coat,…
- Nếu hoàn cảnh không có thật, tưởng tượng hoặc khó có khả năng xảy ra, sử dụng thời quá khứ đơn giản trong mệnh đề điều kiện và would (’d), might, hoặc could trong mệnh đề chính.

[EN] Phrasal verb - Cụm động từ

1. What is phrasal verb? – Cụm động từ là gì?

Cụm động từ là một động từ gồm có nhiều hơn 1 từ ngữ, đa số có 2 từ, từ thứ nhất là động từ, từ thứ 2 là giới từ hoặc phó từ. Ví dụ về những cụm động từ thường gặp là get up (thức dậy), put off (cởi đồ, hoãn), turn on (bật lên, vặn mở), object to (chống đối), apply for (xin). Một vài cụm động từ có 3 từ như : look forward to (háo hức chờ mong), get away with (cút khỏi).
Một phần nhỏ cụm động từ có thể đoán nghĩa thông qua các từ thành phần (ví dụ come in = come + in), nhưng phần lớn là không có quy tắc nào để đoán, không gì hơn phải học thuộc một cách máy móc.
Cụm động từ cũng là động từ nên nó cũng có thể là nội động từ hoặc ngoại động từ, hoặc cả 2.
Take off [ngoại đt] : cởi đồ (áo, giày).
Get up [nội đt] : thức dậy (và rời khỏi giường).
Join in [nội + ngoại đt] : gia nhập.

[ES] Reconocimiento del español sustantivos – Nhận dạng danh từ trong tiếng TBN

#2
·       Các dấu hiệu của danh từ.
·       Sử dụng đúng danh từ.
·       Thể danh từ dạng số nhiều.
·       Nhận biết và sử dụng từ cùng gốc.
Trong phần này bạn sẽ học các phân biệt giữa danh từ giống đực và giống cái và cách để xây dựng thể số nhiều của danh từ. Các họ danh từ cũng sẽ được giải thích cặn kẽ và đầy đủ.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

[ZH] Nhạc Hoa: Thiên Hạ Vô Song - 天下無雙

Bài hát - 歌曲:天下無雙 / 天下无双、 Tian Xia Wu Shuang / Unrivaled、 Thiên Hạ Vô Song。
Nhạc - 作曲:陳彤 / 陈彤、 Chen Tong、Trần Đồng。
Ca sĩ - 歌手:張靚穎 / 张靓颖、 Zhang Liang Ying / Jane Zhang、Trương Lương Dĩnh。
Nhạc phim - 电影的主題歌:神鵰俠侶 / 神雕侠侣、 Return of The Condor Heroes、Thần Điêu Đại Hiệp 2006。

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

[EN] Modal verbs – Động từ tình thái

Tên khác : Động từ khiếm khuyết.

Những động từ tình thái chính: can, may, will, shall, could, might, would, should.
Ought to, used to, dare, need cũng là những động từ tình thái nhưng chúng có những thay thế khác tốt hơn.

[EN] The future tenses – Các thời tương lai

1. The future with WILL – Thời tương lai với WILL.

Đặt will trước động từ chính để thể hiện thời tương lai. Thể rút gọn của will’ll và của will notwon’t, người ta hay dùng thể rút gọn thay vì will hoặc will not. Động từ chính có thể là dạng cơ bản hoặc dạng tiếp diễn.
I will talk to them. : Tôi sẽ nói với họ.
We’ll have a break at six o’clock. : Chúng tôi sẽ có một sự gián đoạn lúc 6 giờ.
He’ll be arriving later : Anh ấy sẽ tới sau.

[EN] The past tenses – Các thời quá khứ

1. The simple past tense – Thời quá khứ đơn giản.

Trong đa số các trường hợp động từ thì ta thêm đuôi –ed vào sau động từ chính của câu để thành lập thể quá khứ đơn giản.
I walk (tôi đi) → I walked (tôi đã đi).
We wait (chúng tôi đợi)  We waited (chúng tôi đã đợi).
They jump (họ nhảy)  They jumped (họ đã nhảy).
Nhưng những động từ thường dùng lại mang thể bất quy tắc, biến đổi không theo quy tắc nào và người học không còn cách nào khác là phải nhớ một cách máy móc. Có thể dò ở bảng động từ bất quy tắc trong cột thứ 2.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

[EN] The present tenses – Các thời ở hiện tại

1. The present simple tense - Thời hiện tại đơn giản.

Sử dụng động từ ở dạng cơ bản, thêm đuôi –s hoặc –es cho ngôi thứ 3 số ít (he, she, it).
Cấu trúc:
Subject + Verb + Object
Cách sử dụng:
- Mô tả một điều gì đó xảy ra ở hiện tại, có khả năng xảy ra và tiếp tục ở tương lai; dùng nói về một sự thật về đời sống (nơi ở, công việc, sở thích,…)
She lives in Vietnam and Thailand. : Bà ta sống ở Việt Nam và Thái Lan.
I study in a university. : Tôi học ở trường đại học. {Dùng “a” chứ không “an”}
He want to read a book. : Anh ta muốn đọc sách.

[ES] Pronunciación del español - Luật phát âm tiếng TBN

#1
Phần này sẽ tập trung vào các phần sau: Phát âm, trọng âm, dấu, nguyên âm, nguyên âm ghép, phụ âm.

I. Cách phát âm dễ dàng và đúng chuẩn.

- Thư giãn và nói chậm. Không ai ép bạn phải nói như người bản xứ hoặc nói thật thần sầu, không ai bắt bạn phải là con của thần gió cả.
- Luyến âm để câu kéo nó có vẻ tự nhiên hơn.

- Gạt bỏ bằng cách đọc to văn bản tiếng TBN như sách, báo,... Vì quy tắc phát âm là cố định nên bạn cứ đọc đi, không cần phải hiểu ngay đâu.
- Dành đủ thời gian để luyện các âm khác nhau.

[EN] Intransitive and transitive verbs – Nội và ngoại động từ

Đa số động từ tiếng Anh thuộc về 2 dạng: nội động từ và ngoại động từ.

1. Nội động từ.

Là động từ có thể hiểu ngay mà không cần đến tân ngữ (có cũng được, nhưng mà nếu có vứt đi vẫn không ảnh hưởng đến ý nghĩa cần diễn đạt). Để dễ nhớ và khỏi nhầm lẫn thì “nội” tức là chính nó là đủ, không cần thêm yếu tố bên ngoài.
Something’s happening. : Vài thứ đang diễn ra.
I’ll wait. : Tôi sẽ đợi.
It doesn’t matter! : Không thành vấn đề!

[EN] Statements and Questions – Tường trình và Nghi vấn

1. Statement – Câu tường trình:

Câu tường trình, câu trần thuật là câu đưa ra thông tin, khi đặt câu thì thường có chủ ngữ, và nó phải được đặt ở trước động từ.
The children are playing in the garden. : Bọn trẻ đang chơi trong vườn.

2. Negative statements - Câu tường trình phủ định.

Những câu phủ định thường được tạo ra trong 2 trường hợp chính:

a. Nếu câu tường trình chứa trợ động từ (ĐT bổ trợ), như is hoặc have, thường thêm not hoặc nó được rút gọn thành n’t.
She is not leaving. = She isn’t leaving. : cô ta không rời đi.

[ZH] Phiên âm Pinyin Tiếng Hoa - 中文拼音

Nhằm phục vụ cho việc ghi âm tiếng Hoa, bên cạnh 1 số phương thức như Wales-Gile, Chú âm phù hiệu,… thì phiên Bính âm Pinyin sẽ thuận tiện cho người học vì nó khá thống nhất và dễ, là 1 bước quan trọng cho người nước ngoài học tiếng Hoa cũng như gõ được chữ trên máy tính một cách nhanh chóng.
Sau đây bao gồm các kí tự latin và phiên âm quốc tế của tiếng Hoa chuẩn, cùng diễn giải trong tiếng Việt, có sự so sánh với tiếng Anh để người học dễ hình dung.
Lưu ý phần sau đây có thể không khớp nếu so sánh với tiếng Hoa địa phương, nó chỉ áp dụng cho tiếng Hoa phổ thông (tiếng Quan Thoại).

[EN] Bảng chữ cái tiếng Anh – The English Alphabet

Bảng chữ cái trong tiếng Anh
Bảng chữ cái là bước quan trọng để khởi đầu học tiếng Anh, tuy nhiên nhiều người lại xem nhẹ nó và mình cá là có khối bạn rất khá tiếng Anh nhưng đôi khi không nhớ từng con chữ trong bảng chữ cái đọc thế nào (Nếu giỏi thì không tính). Trong bài này mình sưu tầm nguồn trên các trang web đào tạo tiếng Anh và ghi chú thêm để các bạn dễ học. Nắm được cách đọc và một số quy tắc sẽ làm cho việc đọc tiếng Anh trở nên gần gũi như đọc tiếng Việt, đỡ nhàm chán và tốn thời gian.

I. Bảng chữ cái và cách đọc.

A = /eɪ/
B = /biː/
C = /siː/
D = /diː/
E = /iː/
F = /ɛf/
G = /dʒiː/
H = /eɪtʃ/
I = /aɪ/
J = /dʒeɪ/
K = /keɪ/
L = /ɛl/
M = /ɛm/
N = /ɛn/
O = /oʊ/
P = /piː/
Q = /kjuː/
R = /ɑ:r/
S = /ɛs/
T = /tiː/
U = /juː/
V = /viː/
W = /ˈdʌbəl juː/
X = /ɛks/
Y = /waɪ/
Z = /ziː/



II. 44 âm của tiếng Anh.

1. 5 nguyên âm ngắn.

-a- bẹt / æ / (a [Anh] hoặc e [Mĩ] banh miệng) trong and, as, after.
-e- thanh / e $ ɛ / (e thường) trong pen, hen, lend.
-i- mở / ɪ / (i hở răng ~> na ná ê) trong it, in.
-o- thanh / ɒ / (o thường [Anh], o banh miệng [Mĩ] ~> gần như ă) trong top, hop.
-u- cao / ʌ / (â / ă cao) trong under, cup.

2. 6 nguyên âm dài.

-a- dài / eɪ / (ây) trong make, take.
-e- dài/ i: / (i thường, kín răng, hơi kéo dài) trong beet, feet.
-i- dài / aɪ / (ai, không được đọc ay) trong tie, lie.
-o- dài / əʊ $ oʊ / (âu) trong coat, toe.
-u- và -oo- dài / u: / (u) trong rule.

3. Nguyên âm cuốn lưỡi.

-ur- / ə $ ɜ $ ɜr / (ơ kéo dài) trong her, bird, hurt.
-ar- / ɑ: $ ɑ:r / (a tròn vòm họng, hạ thấp lưỡi, +trộn ơ [Mĩ]) trong bark, dark.
-or- / ɔ: $ ɔ:r / (gần như ô [anh], o+trộn ơ [mĩ]) trong fork, pork, stork. [*] – lưu ý phần f.

4. 18 phụ âm đơn.

/ b / (b) trong bed, bad.
/ k / (c bật hơi) trong cat, kick.
/ d / (đ đớt) trong dog.
/ f / (f ; ph) trong fat.
/ g / (g gồng họng ~> gần giống c) trong got.
/ h / (h) trong has.
/ dʒ / (j ; gi cao lưỡi, dính, rung) trong job.
/ l / (l) trong lid.
/ m / (m) trong mop.
/ n / (n) trong not.
/ p / (p bật hơi) trong pan.
/ r / (r dẩu môi) trong ran.
/ s / (x chân răng) trong sit.
/ t / (t chân răng, bật hơi) trong to.
/ v / (v răng dưới-môi trên) trong van.
/ w / (w, wh; uô tròn môi) trong went.
/ j / (y ; d không chạm vòm, i câm) trong yellow.
/ z / (gi chân răng, khép răng) trong zipper.

5. 7 phụ âm kép.

-ch- / tʃ / (ch tròn môi, xát lưỡi vòm trên) trong chin, ouch.
-sh- / ʃ / (s uốn lưỡi) trong ship, push.
-th- / θ / (th thường, không bật hơi) trong thing.
-th- / ð / (th bật hơi, kẹp lưỡi giữa 2 hàm răng) trong this.
-ng- / ŋ / (ng) trong ring.
-nk- / ŋk / (ng+k) trong rink.
-wh- tương tự -w- (phần d.)

6. Các âm khác bao gồm nguyên âm đôi.

-oi- / ɔɪ/ (oi, đôi khi ôi) trong foil, toy.
-ow- / aʊ / (ao, đôi khi au) trong owl, ouch.
-u- ngắn /ʊ/ (u đọc nhanh) trong took, pull.
-aw- / ɔ: $ ɒ: / (gần như ô [anh], hoặc o kéo dài [mĩ])trong raw, haul. (lưu ý c. [*])
-zh- / ʒ / (r uốn lưỡi chạm vòm, hoặc x xát mặt lưỡi) trong vision.
-bl- đặt miệng ở chữ b nhưng đọc l: blue, black.
-c- đọc c cứng: clap, close.
-fl- đặt miệng ở chữ f nhưng đọc l: fly, flip.
-gl- đặt miệng ở chữ g nhưng đọc l: glue, glove.
-pl- đặt miệng ở chữ p nhưng đọc l: play, please.
-br- đặt miệng ở chữ b nhưng đọc r: brown, break.
-cr- đặt miệng ở chữ c nhưng đọc r: cry, crust.
-dr- đặt miệng ở chữ d nhưng đọc r: dry, drag.
-fr- đặt miệng ở chữ f nhưng đọc r: fry, freeze.
-gr- đặt miệng ở chữ g nhưng đọc r: great, grand.
-pr- đặt miệng ở chữ p nhưng đọc r: prize, prank.
-tr- đặt miệng ở chữ tr nhưng đọc r: tree, try.
-sk- đặt miệng ở chữ s nhưng đọc k: skate, sky.
-sl- đặt miệng ở s nhưng đọc l: slip, slap.
-sp- đặt miệng ở chữ s nhưng đọc p: spot, speed.
-st- đặt miệng ở chữ s nhưng đọc t: street, stop.
-sw- đặt miệng ở chữ s nhưng đọc tròn môi: sweet, sweater.
-spr- đặt miệng ở chữ sp nhưng đọc r: spray, spring.
-str- đặt miệng ở chữ st nhưng đọc tr: stripe, strap.

st Internet

[ES] Bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha – El alfabeto español

Bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha (TBN) gồm 27 kí tự và 5 kí tự ghép. Chúng có 27 kí tự kể từ năm 2010 và con số đó là thống nhất giữa các nước nói tiếng TBN.
Lưu ý bảng sau bao gồm phần phát âm của tiếng TBN gốc và tiếng TBN khu vực Latin nên sẽ có khá nhiều phiên âm, phần sau sẽ được lọc lại để người học dễ nhớ. Phần này chỉ chuyên về các chữ cái.